A place where you need to follow for what happening in world cup

Nhóm biên soạn sách Giáo Khoa lớp 1 đều là người Bắc ?

0 263

Nhiều phụ huynh cho rằng phải chăng nhóm biên soạn sách Giáo Khoa lớp 1 đều là người Bắc do các ngôn từ trong sách Giáo Khoa đều là những từ địa phương ở phía Bắc Việt Nam chứ không phải những từ thông dụng cả nước

Giáo viên một trường tiểu học ở trung tâm Q.1 (TP.HCM) đang sử dụng bộ sách “Cánh diều” để dạy học sinh lớp 1 chia sẽ :

” Giáo viên chúng tôi như bị “mắc kẹt” bởi sách tiếng Việt có quá nhiều từ miền Bắc. Không riêng gì từ “chả” mà là rất nhiều từ khác. Tôi lấy ví dụ như câu: “Vỗ bé khó ghê cơ!”, người miền Nam sẽ nói: “Vỗ bé rất khó!”, hoặc như trang 32 khi học “g”, “gh” có từ “ghi”, người miền Nam sẽ dùng: “viết”, “chép”. Hay ở trang 34 có 2 từ: “giá đỗ” và “giò” trong khi người miền Nam sử dụng là “giá” và chả lụa “

Một hiệu trưởng ở TP.HCM đã bày tỏ ý kiến cho rằng tôn trọng ngôn ngữ chuẩn và lồng ghép từ vùng miền là cần thiết, “nhưng sử dụng quá nhiều từ miền Bắc sẽ khó khăn với các em”.

Ngoài ra, trong sách còn có rất nhiều từ đều là cách dùng phía Bắc chứ không phải là những từ ngữ thông dụng trong tiếng Việt trên phạm vi cả nước như thay vì thỏ ăn cỏ thì trở thành “thỏ nhá cỏ” , “không có gì ” trở thành “chả có gì ” . Cái giỏ thì gọi là “cái làn”, .. Dưa hấu thì gọi là “dưa đỏ”, …

Khi các phụ huynh thắc mắc phải chăng nhóm biên soạn sách Giáo Khoa lớp 1 đều là người Bắc do các ngôn từ trong sách Giáo Khoa đều là những từ địa phương ở phía Bắc Việt Nam chứ không phải những từ thông dụng cả nước, GS Nguyễn Minh Thuyết – tổng chủ biên môn tiếng Việt của bộ sách “Cánh diều” – nói: “Đây là sách viết cho toàn quốc nên bên cạnh những từ phổ thông, chúng tôi cũng dùng những từ địa phương nhưng ít thôi. Thầy cô có trách nhiệm giải thích từ ngữ cho các em, thế thì mới gọi là dạy học”.

Tuy nhiên, rõ ràng đây là một quan điểm sai lầm. Đã là sách giáo khoa phổ thông toàn quốc thì phải dùng những từ phổ thông chuẩn mà tất cả mọi người đều đã, đang và sẽ dùng và hiểu. Học sinh, đặc biệt từ lớp 1, phải được học tiếng Việt chuẩn và trong sáng, không thể bị học những từ xa lạ của vùng miền, không thể bị học một thứ tiếng Việt “thảm hoạ” và mang tính tiêu cực như “chén hết”, “chả cần”, ….

Đã có ngay hậu quả vô cùng to lớn của cuốn sách “thảm hoạ” này. Báo Tuổi Trẻ cho biết chị Nguyễn Anh Thư (phụ huynh ở Q.1, TP.HCM) hoang mang: “Tôi bất ngờ và giật mình sao hôm nay con ăn nói với mình trống không, kiểu bất cần. “Chả sợ gì” là câu trả lời của con khi tôi hỏi hôm nay học lớp tiếng Anh có thầy cô nước ngoài con có sợ không?”.

Chị Thư cho biết “Hôm đó tôi hỏi con là ba có đưa con về nhà ông bà nội không, con gọn ghẽ trả lời “chả có”. Tôi hỏi con học từ đó ở đâu, sao trả lời với người lớn cộc lốc như thế. Con cho rằng nói đúng theo trong sách giáo khoa. Con kể chiều qua cô dạy tập đọc, một đoạn có từ “chả sợ gì”, rồi con ghép từ. Tôi mở sách Giáo Khoa lớp 1 ra xem thì đúng như vậy, sách có nhiều ngữ liệu trong phần tập đọc dùng từ “chả”.

Có phụ huynh đặt vấn đề về việc khi từ trước đến nay, “cái ly” hay “ly chè” toàn viết ” Y-dài”, nhưng trong vở dặn dò phụ huynh cho con của vị phụ huynh này ôn tập viết thành “cái li” hay “li chè”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh – trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết : 

“Phần chính tả trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt khi biên soạn sử dụng quy định mới nhất về chuẩn chính tả. Theo đó, cái li hay li chè đều viết i “ngắn”. 

Về từ “cái ly” vẫn nên viết thành “cái ly” như từ trước đến nay hay viết “cái li” như sách Giáo Khoa theo lời của ông Nguyễn Quang Vinh, xin nhường cho các bạn tự nhận xét

Leave A Reply

Your email address will not be published.