A place where you need to follow for what happening in world cup

Trường Amsterdam không còn phù hợp với hiện tại

0 149

Mô hình trường Amsterdam đã lỗi thời, không còn phù hợp với hiện tại và các trường chuyên đã dần trở nên biến tướng, tiêu cực,  GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã cho biết

Vừa qua, trên các trang báo đã đăng tin điều kiện để nộp đơn thi tuyển lớp 10 của trường chuyên Amsterdam là các điểm thi của 5 năm tiểu học đều phải là điểm 10 và chỉ được phép 1 điểm 9. Điều này khiến nhiều người thốt lên : “Quả thật là các thiên tài “, “các thần đồng đất Việt”, …

Theo lời giáo sư Phạm Tất Dong, trường chuyên trước đây được mở ra với mục tiêu là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh để đào tạo, hình thành lên lớp cán bộ tài năng xuất sắc trong từng lĩnh vực như Toán, Lý, Hóa…, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 

Tuy nhiên, các trường chuyên hiện tại không còn phù hợp và đang nảy sinh quá nhiều bất cập. Theo giáo sư Dong, các trường chuyên bây giờ đã không phù hợp với thực tế, với trách nhiệm phát triển nhân tài mà thậm chí còn bị biến tướng, tiêu cực.

Thứ nhất, thay vì phát hiện, đào tạo, phát triển nhân tài thì bây giờ trường chuyên lại thành nơi chỉ chăm chăm đào tạo gà nòi.

Chương trình giảng dạy tại các trường chuyên quá nặng lý thuyết, theo mô hình rập khuôn chủ yếu giảng dạy các học sinh để tìm kiếm thành tích, giải thưởng của các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, học sinh giỏi Quốc gia, … Do đó, các học sinh bị nhồi nhét kiến thức, áp lực học tập để có thành tích cao, và phải học tập trong một môi trường sống quá nặng tính ganh đua, thiếu kỹ năng sống, thiếu cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con người.

Thứ hai, chính vì bị đặt trong một môi trường quá nặng tính ganh đua mà đôi khi học sinh vào trường chuyên không phải toàn là những nhân tố xuất sắc, thậm chí có rất nhiều học sinh học trung bình, thậm chí yếu, kém cũng vẫn lọt cửa. Đến khi vào chuyên rồi, do học lực không phù hợp nên bố mẹ lại tiếp tục phải mất tiền mất của để thuê người, thuê thầy nhồi nhét, kèm cặp để con theo kịp bạn bè. Bản thân học sinh thì cảm thấy chán nản và việc giảng dạy ở trường vượt quá khả năng tiếp thu của bản thân. Cứ tiêu cực này nối tiếp những tiêu cực kia làm cho môi trường trương chuyên bị méo mó, sai lệch.

Thứ ba, rất khó bảo đảm tính công bằng, bình đẳng khi một môi trường tuyển dụng bị méo mó, tiêu cực ngay từ đầu. Với chí phí theo học trường chuyên thì học sinh nghèo, có tài vốn đã khó theo kịp, chưa nói tới việc phải chạy đua, cạnh tranh với những học sinh có tiền nhưng không có tài.

Trong khi đó, hiện nay nhiều trường đại học xét tuyển sinh viên dựa trên hồ sơ, học bạ, vì điều này, những học sinh trường chuyên luôn luôn có lợi thế trước học sinh trường thường và cũng lấy đi cơ hội của nhiều học sinh nghèo có tài nhưng chưa được nền giáo dục phát hiện.

“Trước đây, khi tôi còn công tác, rất nhiều phụ huynh đã nhờ tôi xin xỏ, nói giúp để cho con cái họ vào trường chuyên. Tôi đã từ chối và giải thích với học rằng điều đó là không nên, môi trường đào tạo ở các trường chuyên vượt quá khả năng của con cái học. Điều đó sẽ trở thành áp lực và thậm chí còn làm hại chính những học sinh đó”

Thứ tư, mục tiêu của trường chuyên là môi trường đặc biệt để rèn luyện những người có năng lực thực sự nhưng không phải theo cách nhồi nhét, học như một thói quen, tạo ra những con người công cụ như vậy là sai mục đích, mục tiêu của trường chuyên.

Khi được hỏi có nên tồn tại trường chuyên như trường chuyên Amsterdam không? Giáo sư Phạm Tất  Dong đã thẳng thắng trả lời : “Không nên” . Ông khẳng định, nếu trường chuyên chỉ tồn tại với những mục tiêu, mục đích, với những tiêu cực, lệch lạc như hiện nay thì sự tồn tại của trường chuyên là không cần thiết. Thay vào đó, là chia đều nguồn lực cho các địa phương, thay đổi phương thức đào tạo.

Leave A Reply

Your email address will not be published.