A place where you need to follow for what happening in world cup

Giáo dục Phần Lan và Việt Nam : những điều khác biệt

0 1,841

Giáo dục Phần Lan và Giáo dục Việt Nam khác biệt nhau hoàn toàn. Phần Lan được xem là có nền giáo dục đứng top đầu thế giới và thường dẫn đầu cuộc thi quốc tế PISA – Programme for International Student Assessment

Gần đây các chuyên gia giáo dục hàng đầu của thế giới đều ấn tượng mạnh bởi nền giáo dục Phần Lan. Học sinh Phần Lan luôn đứng đầu về khoa học và khả năng đọc viết, và thường dẫn đầu cuộc thi quốc tế PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – Programme for International Student Assessment).

Điều kỳ lạ là Phần Lan không hề xem trọng các kỳ thi sát hạch, kể cả PISA, và cũng không có một chương trình hay trường lớp nào dạy học sinh thi PISA cả. Thậm chí chính những người Phần Lan cũng ngạc nhiên về việc học sinh của nước họ luôn đứng đầu trong các cuộc thi PISA, vì họ cũng không quan tâm đến xếp hạng hay đặt mục tiêu phải đạt thành tích gì từ cuộc thi này.

Năng lực học tập của học sinh Phần Lan đã thu hút các chuyên gia giáo dục từ 65 quốc gia, kể cả nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ đến tìm hiểu khám phá nền giáo dục đất nước này, và phát hiện ra nhiều điểm thú vị đáng học hỏi.

Năm 2011, các Giáo sư nghiên cứu và giáo dục trường Đại Học Harvard của Mỹ đã cùng nhà làm phim nổi tiếng Robert Compton đã làm bộ phim ‘ The Finland Phenomenon: Inside The World’s Most Surprising School System’ (nghĩa là: Hiện tượng Phần Lan: Bên trong hệ thống trường học đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới) để tìm hiểu về nền giáo dục Phần Lan với sự thành công đáng kinh ngạc của đất nước này.

Điều đó khác hẳn với nền giáo dục Việt Nam bị nhiều người đánh giá là quá nặng về nhồi nhét kiến thức. Hàng năm đều đề cập vấn đề “Giảm tải cho học sinh” , “giảm tải trong giáo dục” nhưng thực tế là học sinh phải học ngày càng nhiều, gần như không còn thời gian để chơi đùa như lúc trước. Chúng ta hãy thử làm một so sánh giữa giáo dục Phần Lan và giáo dục Việt Nam, để xem giáo dục Việt Nam cần thay đổi hướng phát triển như thế nào để tốt hơn.

So sánh giáo dục Phần Lan và giáo dục Việt Nam

+ PHẦN LAN : Luật pháp Phần Lan quy định không được xếp hạng hoặc cho điểm để đánh giá các học sinh trước lớp 6

-VIỆT NAM : Các lớp đều có kỳ thi cho điểm đánh giá

+ PHẦN LAN : Phương châm của giáo dục Phần Lan là muốn nhà trường thành thiên đường của trẻ em Tại 

-VIỆT NAM :Việt Nam, nhà trường là môi trường cạnh tranh và nhồi nhét kiến thức
+ PHẦN LAN : Nền giáo dục công bằng, học sinh thành thị hay nông thôn đều cùng được hưởng giáo dục như nhau

-VIỆT NAM : Có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa trường chuyên và trường thường, trường điểm và trường thường, giữa lớp chọn và lớp thường.

+ PHẦN LAN : Ngành giáo dục không đánh giá xếp hạng các trường. Không có điểm danh, không có trường chuyên lớp chọn. Giáo viên tự hào về ngôi trường mình đang giảng dạy, phụ huynh và học sinh tin tưởng ngôi trường vào giáo viên của mình.

-VIỆT NAM : Có trường chuyên lớp chọn khiến phụ huynh, học sinh có sự phân biệt và thiếu tin tưởng nếu con em mình không được học tại một trường điểm hoặc lớp điểm. Dẫn đến hệ quả là các phụ huynh mỗi khi đến mùa tựu trường là phải “chạy trường” , “chạy lớp”

+ PHẦN LAN : Giáo dục hoàn toàn miễn phí.

-VIỆT NAM : Học sinh phải đóng học phí.

Trong giáo dục Việt Nam có các đội Sao Đỏ ở các trường học với nhiệm vụ kiểm tra nội quy, tác phong, ... các học sinh, nếu vi phạm thì lớp sẽ bị trừ điểm thi đua. Giáo dục Phần Lan không có các đội này
Trong giáo dục Việt Nam có các đội Sao Đỏ ở các trường học với nhiệm vụ kiểm tra nội quy, tác phong, … các học sinh, nếu vi phạm thì lớp sẽ bị trừ điểm thi đua. Giáo dục Phần Lan không có các đội này

+ PHẦN LAN : Giáo viên từ bậc tiểu học tối thiểu phải có bằng thạc sỹ, được hưởng lương cao và được xã hội xem trọng. Tính chọn lọc giáo viên rất cao (chưa tới 10% số người đăng ký được chọn)

-VIỆT NAM : Chỉ có giáo viên bậc ĐH mới cần bằng thạc sỹ, thu nhập giáo viên thấp.

+ PHẦN LAN : Không có khái niệm học thêm .

-VIỆT NAM : Trước đây việc học thêm dẫn đến tệ nạn học thêm thì điểm cao, không học thêm thì không được điểm cao. Học thêm thì được ưu ái, không học thêm thì bị “thầy cô đì”.  Ngày nay đã cấm học thêm, nhưng do thu nhập giáo viên thấp nên vẫn phải dạy ‘chui’.

+ PHẦN LAN : Giáo viên soạn bài giảng phù hợp từng độ tuổi .

-VIỆT NAM : Bài giảng không phù hợp với từng độ tuổi, có những bài toán không hợp lý, người lớn cũng không giải được.

+ PHẦN LAN : Giáo viên tự chọn đầu Sách Giáo Khoa, và chủ động soạn bài giảng, được phép áp dụng phương pháp giảng dạy riêng .

-VIỆT NAM : Không có sự chủ động, Sách Giáo Khoa được Bộ Giáo Dục ấn định, giáo án phải soạn theo Sách Giáo Khoa, phương pháp giảng dạy cũng căn cứ theo giáo án

+ PHẦN LAN : Giáo viên được tuyển chọn khắt khe từ đầu vào, xã hội tôn trọng giáo viên, vì thế ngành giáo dục cũng không cần kiểm tra phân loại, hay giám sát giáo viên.

-VIỆT NAM : Định kỳ kiểm tra phân loại giáo viên khiến phụ huynh không muốn con em mình học giáo viên yếu, học giáo viên yếu thì phụ huynh và học sinh không có niềm tin.

+ PHẦN LAN : Mỗi giáo viên thường theo một lớp trong thời gian dài để giáo viên và học sinh thực sự gắn bó và hiểu nhau. Thầy cô cũng có thể biết điểm yếu, khó khăn riêng của từng học sinh để bù đắp kiến thức .

-VIỆT NAM : Không chú trọng vấn đề này, vì thế nên giáo viên không biết hết được điểm mạnh hay yếu của học sinh để phát huy hay bù đắp kiến thức.

+ PHẦN LAN : Học sinh bắt đầu học tiểu học từ 7 tuổi .

-VIỆT NAM : Lớp 1 bắt đầu từ lúc 6 tuổi. Nhưng nhiều trường gần như ngầm bắt buộc học sinh khi vào lớp 1 đã phải biết chữ, dẫn đến thực tế là trẻ em phải học chữ ngay từ lớp Lá ở trường Mẫu Giáo lúc mới 5 tuổi

+ PHẦN LAN : Học sinh trung học mỗi tối mất chưa tới 30 phút làm bài tập ở nhà.

-VIỆT NAM : Học sinh Việt Nam mất gần như toàn bộ thời gian để làm bài tập ở nhà và học thuộc lòng các bài văn, bài thơ

+ PHẦN LAN : Tập trung cho học sinh yếu chứ không phải học sinh giỏi, học sinh giỏi cũng lo cho học sinh yếu, giúp chất lượng chung cả nền giáo dục cao, ươm trồng tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau, vì thế mà học sinh thành những công dân có tính cộng đồng, sẵn lòng đỡ người khác, giúp văn hóa đạo đức của cả đất nước nâng cao.

-VIỆT NAM : Phân biệt học sinh giỏi yếu, giáo viên cũng gần như tập trung cho học sinh giỏi, bỏ rơi các học sinh yếu, dẫn đến học sinh yếu cảm thấy chán học, tự ti, bị nhồi nhét tư tưởng cạnh tranh từ nhỏ nên có khả năng sẽ thành công dân ít có tính cộng đồng.

+ PHẦN LAN : Không có đánh giá danh hiệu học sinh

– Việt Nam : Có đánh giá, xếp loại, phân loại học sinh : học sinh giỏi hay học sinh xuất sắc, học sinh tiên tiến xuất sắc, học sinh tiên tiến, học sinh trung bình, học sinh yếu, học sinh kém, học sinh cá biệt, …

+ PHẦN LAN : Học sinh Phổ thông không có thi cử, chỉ có 1 kỳ thi duy nhất là thi vào ĐH. Mục đích của giáo dục là để truyền tải kiến thức chứ không phải dạy để thi cử, vì thế học sinh được tự do tìm tòi khám phá môn học mình yêu thích, không bị áp lực thi cử.

-VIỆT NAM : Chịu áp lực mạnh từ thi cử, học sinh học chủ yếu để thi tốt, điểm cao, chạy theo thành tích, không kích thích để phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, chương trình học thuộc lòng quá nặng khiến các em cũng không có thời gian để đầu tư phát triển khả năng sáng tạo.

+ PHẦN LAN : Không nhất thiết chỉ học trong SGK, kiến thức ở ngay trong cuộc sống, học sinh có nhiều giờ học vui chơi ngoại khóa, lúc này giáo viên và học sinh tha hồ sáng tạo mà không theo giáo trình nào, học sinh thích thú tìm tòi khám phá, thu được nhiều kiến thức, giáo viên cũng nắm được điểm mạnh cần phát huy của học sinh. Giáo viên muốn học sinh tự tìm thông tin hơn là học trong SGK .

-VIỆT NAM : Kiến thức chỉ đơn điệu ở trong SGK, gần như không có giờ ngoại khoá, thực hành, khám phá môi trường xung quanh

+ PHẦN LAN : Không khí học tập thích thú thoải mái không có áp lực, học sinh học vì thích thú nên hoàn toàn không cần điểm danh .

-VIỆT NAM : Nhiều học sinh không thích đi học nên điểm danh là việc nhà trường cảm thấy cần thiết.

+ PHẦN LAN : Không có thi đua giữa các lớp, giáo viên, …

-VIỆT NAM : Thi đua giữa các lớp với nhau, giáo viên với nhau, … nếu bị xếp hạng thấp sẽ bị trừ lương, … nên các giáo viên cố hết sức thúc ép học sinh học tập, nề nếp, kỷ luật, …

+ PHẦN LAN : Không có đội Sao Đỏ , kiểm tra nội quy, ghi tên học sinh vi phạm, …

-VIỆT NAM : Đa số trường lập đội Sao Đỏ chuyên trách ghi tên học sinh vi phạm nội quy như đi trễ, đồng phục không đúng quy định, … để từ trừ điểm thi đua giữa các lớp

Một quốc gia không đặt ra các tiêu chí để đánh giá xếp hạng giáo viên và học sinh, không yêu cầu thầy trò phải đứng đầu, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần Lan rất ngạc nhiên.

So sánh giữa một nền giáo dục hàng đầu thế giới và một nền giáo dục tụt hậu như Việt Nam có thể thấy khác biệt là quá xa. Nhưng đấy cũng là một cách tốt để các nhà hoạch định chính sách Giáo dục đưa ra một hướng đi đúng đắn cho giáo dục Việt Nam./

 

.

Leave A Reply

Your email address will not be published.