A place where you need to follow for what happening in world cup

30 điểm vẫn rớt đại học : Vai trò của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ở đâu ?

0 708

Có lẽ hiếm có nơi nào trên thế giới khi học sinh đạt điểm thi tối đa tất cả các môn và 30 điểm vẫn rớt đại học như ở Việt Nam. Trong vấn đề này, vai trò của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ở đâu ?

Gần đây xuất hiện không ít trường hợp đạt thí sinh thi 3 môn, mỗi môn 9 điểm vẫn rớt đại học hay tổng 3 môn 30 điểm vẫn rớt đại học vì trường đề ra chỉ tiêu điểm thi 3 môn là 30.5, quả thực khiến người lớn chúng ta sửng sốt và xót xa cho con em mình.

kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, có trường đưa ra mức điểm chuẩn lên tới 30,5 điểm cho 3 môn thi. Với mức điểm trên, rõ ràng là dù làm đúng hết tất cả các môn, không thể có chuyện thí sinh có điểm vượt khung để đạt được 10.5 điểm hay 11 điểm cho một môn thi nào đó được. Muốn trúng tuyển, ngoài việc thi đạt điểm cao tuyệt đối, thì thí sinh còn phải được cộng thêm điểm ưu tiên.

Điều này sẽ dẫn đến trường hợp, thí sinh có hoàn cảnh bình thường, sống ở thành phố kể cả thi 3 môn đều đạt 10 điểm cũng… trượt! Liệu có công bằng với các em không? Đề thi tốt nghiệp THPT với kỳ vọng “dùng 2 trong 1” để xét tuyển đại học, nhưng 30 điểm cũng không đỗ, vậy có phải điểm thi đang trở nên… vô nghĩa, như một trò đùa? Câu hỏi này tôi không trả lời được, xin dành cho lãnh đạo các trường đại học và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Xưa nay, trong kinh doanh, người ta nêu lên rằng 1+1 có thể bằng 3, đó là cách nói trong nhiều trường hợp trong kinh doanh, cần có sự lách luật nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ý nói đến sự khéo léo, uyển chuyển. Nhưng đó là vấn đề kinh doanh, còn ở đây mỗi môn thi tối đa 10 điểm. 3 môn thì tối đa 30 điểm. Vậy làm sao được 30.5 điểm như ngưỡng của trường ?

Nêu quan điểm về vấn đề này, theo PGS. Tạ Hải Tùng – Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đâu đó đã xuất hiện hiện tượng “lạm phát” điểm chuẩn – một số trường vì muốn điểm tuyển sinh phục vụ công tác truyền thông đã đặt điểm chuẩn rất cao. Hay nói thẳng ra, đẩy điểm chuẩn lên cũng là một cách PR thông minh cho nhà trường!? Trường được lợi, vậy quyền lợi thí sinh ở đâu? Ai bảo vệ các em ? . Trong vấn đề này, vai trò của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ở đâu ?

Tôi cũng không biết nói gì thêm khi vị quan chức như Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đức – Đại Học Quốc gia Hà Nội :

“30 điểm trượt đại học, không có gì là ngạc nhiên”

Vai trò cầm trịch của Bộ GD-ĐT ở đâu trong những tình huống trớ trêu trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2021 : điểm tối đa vẫn trượt đại học ?. Phải chăng cách lấy điểm của hệ thống trường Đại Học của Việt Nam là siêu phàm trên cả thế giới vì 3 môn vẫn có thể đạt trên 30 điểm ?. Hay là các trung tâm khảo thí muốn làm gì cũng được, kể cả với mục đích PR? Còn các em học sinh không còn cách nào khác sẽ phải tự chịu trách nhiệm, không liên quan đến vai trò của cơ quan chủ quản ? !

Bích Diệp – Báo Dân Trí

Leave A Reply

Your email address will not be published.