Học online phải lên núi dò sóng, dựng chòi học, vét tiền mua điện thoại thông minh
Nhiều nơi có hoàn cảnh khó khăn, việc ăn còn chưa đủ nhiều phụ huynh không có tiền mua điện thoại thông minh, máy tính nay kết nối mạng Internet để học sinh học online nên buộc lòng phải nghỉ học
Khi được cô giáo thông báo tất cả học sinh trong trường phải học online để phòng, chống dịch, gia đình ông Triệu Tiến Lâm (trú tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đã rất lo lắng do khu vực của ông gần như không có sóng điện thoại.
“Khu vực này thấp nên gần như không bắt được sóng. Chỉ có những nhà cao tầng mới có thể bắt được sóng nhưng cũng rất yếu”
Con ông Lâm đang học lớp 5, nhà trường yêu cầu học online. Trong mấy ngày vừa qua, ông Lâm và con trai phải đi từ ngọn đồi này sang ngọn đồi khác để tìm nơi có sóng điện thoại. Cuối cùng cũng dò được một ngọn đồi có thể bắt được song 4G nhưng cách nhà hơn 1km. Ông cùng người con dựng tạm một các chòi để cho con học. Học xong thì đã trưa, cả hai cha con lại chở nhau về dưới ánh mặt trời gay gắt.
Vừa qua, trên mạng xã hội đã đăng tải câu chuyện cảm động về một ông bố đi xe máy cũ chở theo 1 người con trai xuống một thị trấn ở tỉnh Quảng Ngãi tìm mua điện thoại thông minh cho con học online. Theo người chủ tiệm điện thoại kể lại, cả hai bố con đã tìm rất nhiều nơi nhưng cái điện thoại thông minh loại dùng rồi rẻ nhất cũng đã gần 2 triệu đồng. Khi bước vào tiệm của anh, người bố vét túi ra rất nhiều tờ tiền lẻ, tộng cộng cũng chỉ có tầm 1.3 triệu. Người bố cho biết ông chỉ có gần 500.000đ, số còn lại là vay mượn của hàng xóm. Cảm động trước hoàn cảnh của hai bố con. Người chủ tiệm điện thoại đã bán họ một chiến điện thoại thông minh nhưng chỉ lấy số tiền là 1.3 triệu, số tiền chênh lệch xem như anh tặng họ.
Gia đình Nhà ông Y Wi (trú tại xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức), nhà nghèo, cả gia tài chỉ có vài sào đất nông nghiệp. Cả nhà làm nghề làm thuê nên cuộc sống rất bấp bênh. Vài tháng nay dịch bùng phát nên không ai thuê họ làm. Về việc học của 4 người con, ông Y Wi buồn bã cho biết :
“Cả nhà chỉ có 1 chiếc điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi , tivi thì loại cũ và đã bị hư. Việc ăn còn khó khăn thì làm sao có tiền mua điện thoại thông minh. Cuộc sống quá khó khăn nên hai đứa lớn chỉ học đến lớp 5 thì đã nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Còn 2 đứa nhỏ thì giờ ở nhà ”,
Tương tự, gia đình chị Lầy Thị Mây (trú tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) , nhà nghèo nên không có đất để trồng trọt. Cả hai vợ chồng chị có 4 đứa con. Chồng của chị đã phải vào Bình Dương để đi làm thuê. Trong suốt mấy tháng vừa qua, chồng của chị mất việc làm và cũng không về quê được. Chị Mây cho biết
“Việc ăn đã rất khó khăn thì tiền đâu mà mua máy tính hay điện thoại thông minh. Cả 4 đứa con đều đã phải nghỉ học”
Theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông , trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 31.600 học sinh các bậc học từ tiểu học đến trung học phổ thông không bảo đảm các thiết bị tiếp cận phương pháp học trực tuyến.
Bộ Giáo Dục đề ra phương án dạy học online. Nhưng điều điện để có thể học là phải có điện thoại thông minh với chức năng lên mạng hoặc máy tính. Ngoài ra còn cần thêm sóng truyền Internet phải mạnh mới có thể kết nối để học. Ngay cả tại trung tâm thành phố lớn như TP HCM, việc học sinh học online cũng rất khó khăn do sóng Internet rớt liên tục khiến bị đứt kết nối. Ngoài ra, phần mềm học online cũng là phần mềm nước ngoài nên bằng tiếng Anh. Trong khi đó, nhiều phụ huynh không am hiểu tin học sẽ gặp nhiều khó khăn khi cài đặt.
Điều đáng lo ngại là trong thời gian dịch bùng phát, nhiều phụ huynh gặp khó khăn về tài chính nên khó có thể mua điện thoại thông minh hoặc máy tính. Chưa kể việc kết nối Internet cũng khiến mất tiền mỗi tháng vài trăm nghìn đồng. Mặc dù vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vẫn chưa đưa ra giải pháp nào để hỗ trợ các phụ huynh và gia đình gặp khó khăn trong việc học online và từ đây đã tạo thêm gánh nặng cho những gia đình nghèo có con đang trong tuổi đi học