A place where you need to follow for what happening in world cup

Sổ liên lạc điện tử và mức chia hoa hồng khủng cho các trường

0 1,011

Không có gì lạ khi nhiều nhà trường lại cứ kiên quyết bắt giáo viên vận động mọi cách để buộc phụ huynh phải đăng ký dịch vụ sổ liên lạc điện tử hay còn gọi là tin nhắn điện tử do nhà trường sẽ thu được mức hoa hồng cực khủng từ dịch vụ này

Thông thường, dịch vụ sổ liên lạc điện tử hay còn gọi tin nhắn điện tử sẽ bao gồm 90 tin nhắn / năm. Nội dung tin nhắn bao gồm thông báo ngày mai học môn gì, ngày nào kiểm tra, nhắc nhở các học sinh ôn bài, điểm kiểm tra 15 phút, điểm kiểm tra 1 tiết, kiểm tra định kỳ, cuối năm và kết quả xếp loại học lực…

Giá dịch vụ cũng lung tung và không giống nhau. Tại tỉnh Kiên Giang Viettel Kiên Giang thông báo mức thu 60.000 đồng/năm học với 90 tin nhắn không phân biệt tin nhắn nội mạng hay ngoại mạng. Có địa phương thì phân biệt 60.000đ / năm cho nội mạng và 90.000đ / ngoại mạng. Có địa phương thu đến 40.000đ / tháng ~320.000đ / năm

Không phủ nhận có nhiều tình trạng có các học sinh hời hợt không để ý thời khóa biểu, khi kiểm tra điểm kém thì về giấu bố mẹ, … Tuy nhiên, đây chỉ là một số khá ít học sinh chứ không chiếm số đông . Chỉ cần phụ huynh lưu tâm thì hoàn toàn có thể giúp học sinh khắc phục

Ngược lại,  số đông phụ huynh lại cho rằng, những tin nhắn kiểu ấy họ cũng chẳng thấy lợi gì vì có em rất thành thật khi vừa thi xong đã về nhà nói cho ba mẹ biết về việc làm bài của mình được hay không. Có nhiều em khi có kết quả về điểm số hay học lực đã về báo ngay cho gia đình và chưa bao giờ giấu cha mẹ việc gì trên trường. Vì thế, không ít phụ huynh cho rằng những tin nhắn như thế rất thừa đối với họ.

Nhiều phụ huynh chia sẽ, ngày nay gần như mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh và nhiều người thông thạo các mạng xã hội, rất nhiều phụ huynh trong lớp đã lập các nhóm để chia sẽ thông tin cho nhau. Khi đó hoàn toàn không cần thiết để đăng ký sổ liên lạc điện tử và có thể giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí 

Thế nhưng, đa số các phụ huynh đều bị đặt trong tình huống nhạy cảm và rất khó từ chối đăng ký dịch vụ sổ liên lạc điện tử do ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, danh sách đăng ký sổ liên lạc điện tử đã được giáo viên đánh máy sẵn họ tên học sinh trong lớp và chuyền đến tay từng phụ huynh ký vào . Trong trường hợp như thế, làm sao phụ huynh nào không ký tên đăng ký ?

Nếu không mang lại lợi ích thiết thực thì vì sao các trường lại quyết ép phụ huynh sử dụng sổ liên lạc điện tử bằng mọi cách ?. Phải chăng đó là vì mức hoa hồng cực khủng cho dịch vụ sổ liên lạc điện tử ?

Các nhà mạng chi mức hoa hồng cực khủng và đó là lý do các nhà trường thường thúc ép phụ huynh sử dụng dịch vụ sổ liên lạc điện tử hay còn gọi tin nhắn điện tử
Các nhà mạng chi mức hoa hồng cực khủng và đó là lý do các nhà trường thường thúc ép phụ huynh sử dụng dịch vụ sổ liên lạc điện tử hay còn gọi tin nhắn điện tử

Được biết, nhà mạng Viettel có chính sách hỗ trợ nhà trường khá hậu hĩnh. Cụ thể như sau :

  • Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm các lớp 13.000 đồng/phụ huynh học sinh/năm học (số học sinh của lớp tham gia).
  • Hỗ trợ tập thể Ban giám hiệu nhà trường 5.000 đồng/phụ huynh học sinh/năm học (số học sinh của trường tham gia).
  • Hỗ trợ bộ phận quản trị SMAS (nhập liệu, hướng dẫn giáo viên, gửi tin nhắn 3.000 đồng (số học sinh của trường tham gia).
  • Hỗ trợ bộ phận tổng hợp thu 2.000 đồng/phụ huynh học sinh/năm học (số học sinh của trường tham gia).
  • Hỗ trợ tập thể giáo viên bộ môn 7.000 đồng/phụ huynh học sinh/năm học số học sinh của trường tham gia).

Có giáo viên từng thắc mắc : “Vì sao nhà trường lại cứ kiên quyết buộc phụ huynh phải đăng ký dịch vụ tin nhắn điện tử ?” . Câu trả lời có lẽ chỉ còn dành cho phía nhà trường mà thôi

Leave A Reply

Your email address will not be published.